VAI TRÒ CỦA NGHÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Với sự phát triển vượt trội của xã hội hiện nay, đặc biệt là sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp 5.0, thế giới đã chứng kiến vô số những đổi mới, thành tựu nổi bật. Trong đó, ngành dệt may vẫn giữ được vai trò chủ đạo và được đầu tư để tiếp tục phát triển. Với những đóng góp mang tính bền vững, vai trò của ngành dệt may luôn được đề cao, đặc biệt là hiệu quả đối với kinh tế. Hãy cùng Hoàng Dũng tìm hiểu về vai trò của nghành dệt may Việt Nam nhé.

Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam

  • Công nghệ dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt.
  • Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh.
  • Đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm; tăng phúc lợi xã hội.
  • Công nghệ dệt may góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.
  • Giảm mạnh tình trạng thất nghiệp: Đây là một trong những vai trò không thể phủ nhận của ngành dệt may. Với đặc thù cần nhiều lao động và không đòi hỏi quá nhiều về trình độ, dệt may là một trong những ngành nghề góp phần  giảm đáng kể tỉ lệ lao động thất nghiệp, một vấn đề đau đầu không chỉ với Việt Nam mà còn với cả thế giới. Với một nước nông nghiệp, trình độ học thức còn khá thấp thì dệt may trở thành một bước đột phá nhằm đem lại nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân Việt Nam.
  • Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Bất kỳ ngành hàng nào trong nền kinh tế xã hội luôn gắn kết với nhau, tạo nên tiền đề để phát triển những ngành còn lại và dệt may cũng vậy. Vai trò của ngành dệt may là thúc đẩy phát triển những ngành kinh tế khác trong hệ thống công nghiệp – xây dựng – nông nghiệp – dịch vụ ở Việt Nam.
  • Mang lại doanh thu ngoại tệ – đẩy mạng thương mại quốc tế: Tự do thương mại thế giới đang diễn ra trong những năm gần đây với tốc độ mạnh mẽ, nhanh chóng và điều đặc biệt là mỗi quốc gia có cái nhìn, lợi thế khác nhau. Với Việt Nam, các sản phẩm dệt may luôn là thành phần chủ lực để xuất khẩu, đây cũng là ngành hàng có thể cạnh tranh sòng phẳng với các nước khác. Vì vậy, vai trò của ngành dệt may Việt Nam là không thể thiếu trong quá trình hội nhập, tăng trưởng kinh tế đối ngoại, mở rộng thương mại dịch vụ với các nước trong khu vực cũng như thế giới.

Vai trò của ngành dệt may Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới

  • Hiện nay, dệt may Việt Nam không chỉ có chỗ đứng nhất định với các thị trường như Hàn Quốc, Hongkong, các nước Đông Âu,… mà còn đang phát triển, thâm nhập và các thị trường lớn khác. Những sản phẩm dệt may “made in Vietnam” mang lại sự uy tín và đang rất thành công trên thị trường quốc tế.
  • Việt Nam là một trong 5 nước xuất khẩu lớn nhất bao gồm Trung Quốc, EU, Bangladesh, Việt Nam và Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, EU và Nhật Bản. Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam.
  • Giá trị hàng dệt may những năm gần đây liên tục tăng với tốc độ khá ổn định, nhờ vậy dệt may chiếm tỉ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu, chỉ xếp sau ngành dầu khí. Từ đó, ngành đã thu hút lượng ngoại tệ đang ghi nhận. Có thể thấy, vai trò của ngành dệt may cực kỳ to lớn trong khía cạnh tạo tiền đề để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhờ doanh thu mà nó mang lại.

Nguồn https://cosmatechnology.com/