Những thách thức cho năm 2023 của Nghành dệt may Việt Nam

Những thách thức cho năm 2023 của Nghành dệt may Việt Nam

Vượt sóng thành công trong năm 2022 của Nghành dệt may

Trong năm 2022, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trên toàn cầu, xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra khủng hoảng cho nền kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới đứng trên bờ vực suy thoái, tuy doanh nghiệp dệt may tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm, song lại gặp rất nhiều khó khăn trong 6 tháng cuối năm. Các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, sức mua suy giảm mạnh. Đơn hàng giảm xuống do cầu thế giới giảm, đặc biệt là tại 2 thị trường Mỹ và EU, giá giảm.  Ngoài ra, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt.

Theo đó, năm 2022 tổng cầu dệt may giảm, thị trường bông, sợi biến động mạnh, cơ cấu sản phẩm may thay đổi, đơn hàng ít, giá gia công giảm. Mặc dù vậy, nỗ lực đã giúp tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt khoảng 44 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2021.

Để có được kết quả tích cực trong điều kiện thị trường biến động, khó lường của năm 2022 là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác dự báo và điều hành của ngành dệt may. Đối với ngành sợi, giải pháp được đưa ra là bám sát thị trường, mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối trong chuỗi sản xuất của ngành dệt và ngành may. ; luôn quan tâm bảo đảm chất lượng sản phẩm cao và ổn định; bố trí sản xuất linh hoạt, duy trì hoạt động sản xuất tối ưu. Nhờ vậy, kết thúc năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã “vượt sóng” thành công.

Những Thách thức cho năm 2023 của nghành dệt may

Năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn hơn cho các ngành sản xuất xuất khẩu như dệt may. Chiến sự Nga – Ukraine tiếp tục căng thẳng, giá dầu, lạm phát, lãi suất đều tăng cao. Ảnh hưởng thị trường quốc tế và việc thắt chặt chi tiêu do lạm phát ở Mỹ và châu Âu khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có lĩnh vực dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề.  Chưa có dự báo chính xác về kinh tế tăng trưởng trở lại và thị trường hồi phục

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, báo cáo của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương cho biết, tính từ tháng 9/2022 đến hết tháng 1/2023 đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng, hơn 546.000 lao động bị giảm giờ làm.

Do đó, ngành dệt may cần tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cơ cấu lại sản phẩm để duy trì sản xuất và cần bắt kịp xu thế thị trường. Riêng ngành sợi, dự kiến còn khó khăn, do vậy các doanh nghiệp ngành sợi cần tối ưu về cơ cấu mặt hàng để giảm thiếu chi phí, giảm thiệt hại để bảo vệ nguồn lực doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng hóa chất, giảm rác thải; sử dụng tối đa năng lượng tái tạo; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm tái chế, sử dụng nguồn nguyên liệu xanh, sạch; Đặc biệt, ngành dệt may tiếp tục thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành.